Tên sản phẩm: Dầu bơ
Dầu bơ là một trong số những thành phần mỹ phẩm đóng góp nhiều nhất trong các sản phẩm và công thức làm đẹp. Bơ đặc biệt rất giàu vitamin E có tác dụng bảo vệ các axit béo chống lại sự oxy hóa, nhờ vậy làm chậm quá trình lão hóa của tế bào giúp làn da tươi trẻ và săn chắc.
Quy cách: Lọ 100ml
Tên sản phẩm: Dầu đậu phộng
Dầu đậu phộng được chiết xuất từ những hạt đậu phộng. Nó có hương vị rất thơm, ngọt ngào và mạnh tương tự như dầu mè. Nó thường được sử dụng trong các món ăn Đông Nam Á, Nam Á và Trung Quốc. Thành phần chính của dầu đậu phộng cũng như các loại dầu khác là các axit béo, ngoài ra nó cũng có nhiều chất chống oxy hóa như vitamin E.
Quy cách: Chai 1 lít
Tên sản phẩm: Dầu gấc
Dầu gấc được tạo ra từ trái gấc (hay còn gọi là mộc miết). Đây là một loại quả được nhiều nhà nghiên cứu tại Việt Nam thừa nhận là loại quả sạch và an toàn nhất. Trái gấc có chứa hàm lượng beta caroten (tiền vitamin A) và alphatocopherol (tiền vitamin E) rất cao, đồng thời chứa nhiều loại axit béo thực vật không no như omega 6 và omega 3.
Quy cách: Chai 1 lít
Tên sản phẩm: Đường cát
Đường hay chính xác hơn là đường ăn là tên gọi chung của những hợp chất hóa học ở dạng tinh thể thuộc nhóm phân tử cacbohydrat. Đường, đường hạt, hoặc đường thông thường, đề cập đến saccarose, một disaccharide bao gồm glucose và fructose.
Đường có chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng như vitamin B1, B2, B6, C; các muối vô cơ gồm canxi, phốt pho, sắt và các acid hữu cơ… Nếu biết sử dụng đúng liều và đúng cách sẽ đem lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tên sản phẩm: Đường phèn
Đường phèn có tên khoa học là Saccharose hay còn gọi với cái tên là lạ là: băng đường, công thức hóa học của đường phèn là C12H22O11. Cũng giống như đường cát, đường phèn được làm từ nước mía, củ cải đường, một số nguyên liệu khác như đường thốt nốt, lúa miến ngọt.
Tên sản phẩm: Đường thốt nốt
Đường thốt nốt thực chất được làm từ cây thốt nốt thường chỉ sinh sống và phát triển ở vùng đất An Giang cùng một số nước châu Á trong khu vực như Thái Lan, Campuchia. Đường thốt nốt có vị ngọt thanh, không gắt. Thường được dùng để nấu chè, chế biến món ăn thay cho đường trắng tinh luyện thông thường.
Cây thốt nốt có cả cây đực và cây cái. Cây cái sẽ ra hoa, kết quả và quả này được lấy phần thịt bên trong là hạt thốt nốt để làm những món chè như sâm bổ lượng, chè thốt nốt,… Còn cây đực cũng ra hoa nhưng không kết quả và được lấy nước để làm thành đường thốt nốt.
Tên sản phẩm: Hành phi
Hành phi hay hành khô phi là một loại phụ phẩm dùng để làm gia vị trong các món ăn được chế biến bằng phương pháp phi (chiên qua dầu để tạo mùi thơm) hành tươi cho đến khi thơm giòn và ngả màu vàng.
Tên sản phẩm: Mắm tôm
Mắm được ủ trong thùng gỗ chọn lọc con moi tươi xanh béo mập, ủ với muối hạt tinh khiết trong thời gian 1 năm. Mùi thơm dịu đặc trưng Vị đậm, ngọt dịu, hậu vị sâu, không xẵng, không chát. Hoàn toàn tự nhiên, không phụ gia và chất bảo quản Dùng để chấm rau, củ, quả, bún đậu, thịt luộc,…
Quy cách: Hũ 200gram
Tên sản phẩm: Mật mía
Mật mía là chất lỏng dạng siro, trạng thái bình thường sánh sệt tương tự như mật ong, có màu vàng óng, vị thanh ngọt. Mật mía được sản xuất từ nước mía qua quá trình cô đặc. Sản xuất mật mía, còn gọi là kéo mật hay kéo tre. Đây là nghề thủ công truyền thống ở nhiều vùng nông thôn Việt Nam, chủ yếu là khu vực trung du phía Bắc và các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An. Tại một số nơi, nghề nấu mật gắn liền với nghề nấu đường thủ công.
Quy cách: Chai 1 lít
Tên sản phẩm : Nấm linh chi( hồng chi)
Nấm Linh chi là một dược liệu mà con người từ xa xưa đã biết dùng làm thuốc. Trong “Thần nông bản thảo” xếp Linh chi vào loại siêu thượng phẩm hơn cả nhân sâm; trong “Bản thảo cương mục” coi Linh chi là loại thuốc quý, có tác dụng bảo can (bảo vệ gan), giải độc, cường tâm, kiện não (bổ óc), tiêu đờm, lợi niệu, ích vị (bổ dạ dày). Có nhiều công trình nghiên cứu trên thế giới đã định danh được các hoạt chất và xác định tác dụng dược lý của nấm linh chi như: Germanium, acid ganoderic, acid ganodermic, acid oleic, ganodosteron, ganoderans, adenosin, beta-D-glucan,
(đặc biệt trong nấm Linh chi, có hàm lượng germanium cao hơn trong nhân sâm đến 5 – 8 lần).
Các nhà khoa học Việt Nam tìm thấy trong nấm Linh chi có chứa 21 nguyên tố vi lượng cần thiết cho sự vận hành và chuyển hóa của cơ thể như: Đồng, sắt, kalium, magnesium, natrium, calcium và khoảng hơn 400 thành phần hoạt chất như Polysaccharides: Beta-D-Glucan, FA, F1, F1-1a, D-6, A, B, C-2, D, G-A, Betaglucan, G-Z, Gecmanium (tỉ lệ 6000 phần triệu, nhiều hơn nhân sâm 18 lần-325 phần triệu), Chất chống oxy hóa (nồng độ rất cao – khoảng 24.000 I.U ‘s), Adenosine, Vitamin B, vitamin C, các khoáng chất, các enzyme và axit béo thiết yếu.
Tên sản phẩm: Nước mắm truyền thống
Nước mắm nhỉ là loại nước mắm được lấy/hứng từ các giọt nước mắm đầu tiên được “nhỉ” ra, hay nói các khác là rò rỉ ra từng giọt, từng giọt từ lỗ nùi (lỗ thông) đang bịt kín ở đáy thùng hay lu vại trong quá trình chượp đã đến thời gian chín có thể lấy nước mắm thành phẩm.
Quy cách: CHAI THỦY TINH 500ML – 35 ĐỘ ĐẠM:TM35
Tên sản phẩm : Thảo quả
Thảo quả là một loại gia vị được sử dụng trong nhiều món ăn và làm thuốc chữa bệnh. Thực tế, thảo quả là một thực phẩm phổ biến tại Trung Đông và Ả Rập nhưng hiện tại chúng cũng đã trở nên phổ biến ở phương Tây.
Thảo quả xuất phát từ hạt của một số loại cây khác nhau thuộc cùng một họ với gừng. Nó có một hương vị đặc biệt bổ sung cho cả các món ăn ngọt và mặn. Mọi người có thể sử dụng hạt và quả của thảo quả trong các món cà ri, món tráng miệng và các món thịt, cũng như trong đồ uống, chẳng hạn như cà phê và trà chai.
Đang trong quá trình xây dựng, cửa hàng đang thử nghiệm — không có đơn hàng nào sẽ được thực hiện. Dismiss
Để cung cấp trải nghiệm tốt nhất, chúng tôi sử dụng các công nghệ như cookie để lưu trữ và/hoặc truy cập thông tin thiết bị. Việc đồng ý với các công nghệ này sẽ cho phép chúng tôi xử lý dữ liệu như hành vi duyệt web hoặc ID duy nhất trên trang web này. Việc không đồng ý hoặc rút lại sự đồng ý có thể ảnh hưởng xấu đến một số tính năng và chức năng.